1 Mar 2024

254

Các công việc quan trọng kế toán cần làm trong tháng 03/2024

Post by Admin
Các công việc quan trọng kế toán cần làm trong tháng 03/2024

Hàng tháng kế toán doanh nghiệp rất nhiều công việc quan trọng cần phải thực hiện đúng hạn mà không thể nhớ hết được. Để hỗ trợ một phần nào đó Dịch Vụ Doanh Nghiệp SSA tổng hợp lại một số công việc kế toán cần quan tâm, thực hiện trong tháng 03/2024 tới đây.

 

1. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

 

Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP. Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế năm 2023 đối với thuế thu doanh nghiệp như sau:

– Thời hạn khai quyết toán thuế: chậm nhất là ngày 31/3/2024 nhưng do ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật) nên hạn chót của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó là thứ Hai ngày 01/4/2024.

- Hướng dẫn quyết toán thuế năm

*** Lưu ý: Áp dụng đối với doanh nghiệp có kỳ tính thuế theo năm dương lịch. Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng.

 

2. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 cho người lao động

 

Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019: Doanh nghiệp trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do doanh nghiệp trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế năm 2023 đối với thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công cho người lao động như sau:

– Thời hạn khai quyết toán thuế: chậm nhất là Chủ nhật ngày 31/3/2024 nhưng do ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật) nên hạn chót của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó là thứ Hai ngày 01/4/2024.

*** Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp trong năm 2023 không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

 

3. Thông báo tình hình biến động lao động hằng tháng (nếu có)

 

Căn cứ Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, nếu số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tăng hoặc giảm trong tháng 2/2024 thì doanh nghiệp phải thông báo tình hình biến động lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH trước ngày trước ngày 03/3/2024 (Chủ nhật).

Bên cạnh đó cần lưu ý, nếu doanh nghiệp giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

 

 

4. Khai, nộp thuế giá trị gia tăng

 

Thời hạn nộp hồ sơ, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 44 và Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019:

– Trường hợp khai theo tháng: nộp tờ khai thuế và tiền thuế giá trị gia tăng cho tháng 2/2024 chậm nhất là ngày 20/3/2024 (thứ Tư).

– Trường hợp khai theo quý: Tháng 3 không có kỳ hạn khai và nộp thuế đối với các doanh nghiệp kê khai theo quý

Trường hợp doanh nghiệp được phép kê khai thuế GTGT theo quý như sau:

– Đối với tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý khai thay cho người nộp thuế có tài sản bảo đảm.

– Đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế GTGT nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

– Đối với người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

– Đối với người nộp thuế đang khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và có văn bản đề nghị thay đổi kỳ tính thuế sang khai theo quý đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ khai thuế GTGT: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT theo các mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, bao gồm: mẫu 01/GTGT (đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ); mẫu 02/GTGT (đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế); mẫu 03/GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT – áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý); mẫu 04/GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu); mẫu 05/GTGT trường hợp tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động xây dựng.

Hiện nay, Phần mềm MISA có hỗ trợ tự động lấy, kiểm tra tính pháp lý và nhập liệu hoá đơn đầu vào, đầu ra mà không cần nhà cung cấp gửi qua mail. Từ đó phần mềm kế toán MISA có thể lập từ khai thuế giá trị gia tăng và nộp chỉ bằng 1 cái link chuột. Tiều hiểu thêm 

 

 

 

5. Trích nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc

 

Căn cứ Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, doanh nghiệp trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như sau:

“Hằng tháng, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, cụ thể là ngày 31/8, doanh nghiệp phải trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.

Doanh nghiệp trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.”

⇒ Như vậy:

Đối với các doanh nghiệp (trừ trường hợp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) được thực hiện như sau:

– Tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc được trích nộp trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc.

– Mức trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

– Thời hạn trích nộp tiền đóng bảo hiểm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, tức là – chậm nhất là ngày 31/3/2024.

Mức đóng năm 2024 đối với bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bắt buộc đối với người lao động Việt Nam

Đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tổng mức đóng
Hưu trí Ốm đau-thai sản
Người sử dụng lao động 14% 3% 3% 1% 0.5% (*) 21,5%
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
 

Mức đóng năm 2024 đối với bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tổng mức đóng
Hưu trí Ốm đau-thai sản
Người sử dụng lao động 14% 3% 3% 0.5% (*) 20,5%
Người lao động 8% 1,5% 9,5%

 

6. Trích nộp kinh phí công đoàn

 

Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, tức là cụ thể chậm nhất là vào ngày 31/3/2024.

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH.

Ngoài ra, kế toán cũng cần thực hiện kiểm tra lại sổ sách giấy tờ và hoàn thiện các nghiệp vụ kế toán khác phát sinh trong tháng để đảm bảo ghi nhận đầy đủ thông tin kế toán. Hiện nay, kế toán doanh nghiệp với sự đồng hành, hỗ trợ của các phần mềm kế toán hữu ích, thông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã nhanh chóng hoàn thiện các công tác kế toán, nâng cao hiệu suất làm việc.

 

>>> Doanh nghiệp đang dùng phần mềm MISA SME muốn kết nối dùng online:  Xem ngay

>>> Doanh nghiệp cần phần mềm CRM quản lý đội sale, chăm sóc khách hàng toàn diện: Xem ngay

Đóng góp ý kiến

0903.6264.39